BÌNH ĐẠI LÀ MỘT TRONG BA HUYỆN BIỂN CỦA BẾN TRE, NẰM TRÊN CÙ LAO AN HÓA VÀ Ở VỊ TRÍ BỐN BÊN LÀ SÔNG, BIỂN BAO BỌC. BÌNH ĐẠI CÓ NHIỀU LỢI THẾ VỀ GIAO THÔNG THỦY CẢ GIAO THÔNG BỘ. VỀ VỚI ĐẤT BIỂN BÌNH ĐẠI DU KHÁCH KHÔNG CHỈ ĐƯỢC TẬN HƯỞNG KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH, MÁT MẺ CỦA ĐẤT XỨ DỪA MÀ CÒN ĐƯỢC HÒA MÌNH VÀO CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA BẾN TRE.
Vì là huyện vùng biển, người dân Bình Đại sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản. Gắn liền với nghề này ở Bình Đại có nghề đóng ghe nổi tiếng của cánh thợ vùng Thới Thuận. Hay một nghề không thể không kể đến và có truyền thống lâu đời, có những nét độc đáo riêng như: nghề đánh cá mòi, câu kiều, lưới sỉ, lưới cào. Một nghề có tính chất riêng biệt của vùng biển Bình Đại nữa là nghề đáy sông cầu, nghề này ở Bình Đại có rất sớm và phát triển mạnh, rồi lan sang cửa biển ở Ba Tri và Trà Vinh. Đáy sông cầu được cắm thành hàng ngang giữa dòng nước chảy xiết nhưng không có những hàng rào chắn ngược dòng như đáy rạo.
Bình Đại là một trong ba huyện biển của Bến Tre, nằm trên cù lao An Hoá và ở vị trí bốn bên là sông, biển bao bọc. Bình Đại có nhiều lợi thế về giao thông thủy cả giao thông bộ. Từ thành phố Bến Tre đi bằng ô tô đến trung tâm huyện Bình Đại khoảng 51 km.
Bình Đại là một trong ba huyện biển của Bến Tre, nằm trên cù lao An Hoá và ở vị trí bốn bên là sông, biển bao bọc. Bình Đại có nhiều lợi thế về giao thông thủy cả giao thông bộ. Từ thành phố Bến Tre đi bằng ô tô đến trung tâm huyện Bình Đại khoảng 51 km.
Vì là huyện vùng biển, người dân Bình Đại sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản. Gắn liền với nghề này ở Bình Đại có nghề đóng ghe nổi tiếng của cánh thợ vùng Thới Thuận.
Hay một nghề không thể không kể đến và có truyền thống lâu đời, có những nét độc đáo riêng như: nghề đánh cá mòi, câu kiều, lưới sỉ, lưới cào. Một nghề có tính chất riêng biệt của vùng biển Bình Đại nữa là nghề đáy sông cầu, nghề này ở Bình Đại có rất sớm và phát triển mạnh, rồi lan sang cửa biển ở Ba Tri và Trà Vinh. Đáy sông cầu được cắm thành hàng ngang giữa dòng nước chảy xiết nhưng không có những hàng rào chắn ngược dòng như đáy rạo.
Ngoài nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản, người dân Bình Đại còn nghề làm vườn, làm ruộng, làm muối, chế biến những sản phẩm của biển, nghề trồng giồng. Bí đỏ Giồng Giếng (Thạnh Phước), mãng cầu Thới Thuận là những đặc sản có tiếng trong vùng…. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là đặc sản “dưa hấu Cửa Đại”, từng được bằng khen trong các hội chợ.
Về du lịch, Bình Đại chưa có nhiều điểm đến, nhưng trên đường đến biển Thừa Đức, du khách ghé thăm di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Tân Hưng và đền thờ Huỳnh Tấn Phát, tọa lạc tại xã Châu Hưng.
Đình được xây dựng trên mảnh đất rộng 2.100m2 gồm 03 ngôi nhà ba gian, hai chái liền nhau theo kiểu “sắp đọi”, mái lợp ngói âm dương. Ngôi đình chính gồm: gian đầu là nhà võ ca, gian giữa là nơi chức sắc trong làng hội họp, gian thứ 3 thờ thần.
Tất cả vì kèo, xuyên, trính, bao lam, thành vọng, hoành phi, câu đối, long trụ, khánh thờ đều được làm bằng các loại gỗ quý và được chạm khắc hoa văn phong phú như chim, hoa lan, hoa cúc, trúc, lưỡng long tranh châu, kỳ lân,… đều được sơn son thếp vàng.
Vùng đất huyện Bình Đại còn có công trình cống đập Ba Lai tại xã Thạnh Trị và một phần của xã Bình Thới. Cống đập Ba Lai là một hạng mục trong hệ thống thuỷ lợi, có các công trình lớn đồng bộ, khép kín các công trình đê - cống ven sông Cửa Đại, sông Hàm Luông.
Công trình với mục đích tưới tiêu, giữ ngọt, ngăn mặn cho khoảng 90.000ha đất nông nghiệp, hệ thống này sẽ phân rõ vùng mặn, vùng ngọt và sẽ thuận lợi bố trí sản xuất ở vùng mặn (nuôi thuỷ sản), vùng ngọt sẽ đưa sản xuất lúa từ 2 vụ lên 3 vụ, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế vườn. Cũng tại địa điểm này có thể tham quan trại nuôi cá sấu, heo rừng và mô hình nuôi cá lóc bông ven sông Ba Lai.
Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bình Đại - Bến Tre. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống.
Lễ hội Nghinh Ông lớn nhất hàng năm tổ chức ở lăng Ông xã Bình Thắng huyện Bình Đại được tổ chức vào ngày 16/6 âm lịch. Lễ gồm ba phần: túc yết, nghinh ông, tế tiền hiền và hậu hiền, lễ chánh tế và xây chầu đại bội.
Vào lễ, các thuyền đánh cá đều chăng đèn, kết hoa rực rỡ. Ở đầu mũi thuyền, chủ nhân bày mâm cúng gồm trái cây, xôi thịt, thường là cặp vịt luộc, chiếc đầu heo cùng với hương hoa Lễ hội nghinh ông ở xã Bình Thắng tuy ra đời muộn màng hơn so với các địa phương khác trong tỉnh, nhưng lễ hội không chỉ thể hiện đầy đủ tính vốn có của lễ hội dân gian, mà còn phản ánh sinh động cả nội dung và hình thức của nghề hạ bạc trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Nhưng có lẽ đến Bình Đại, khám phá bãi biển phù sa Thừa Đức là thích thú nhất. Bởi bãi biển nơi đây còn hoang sơ, với bãi cát mịn trải dài ra biển, cặp theo bãi biển là những hàng dương xanh, tạo ra phong cảnh khá đẹp, cùng với không khí thoải mái, thoáng mát.
Dọc theo bãi biển là các dãy nhà lá được cất nối dài, người ta mắc những chiếc võng để du khách nằm nghỉ ngơi đong đưa, thư giãn, hít thở gió biển, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào hòa vào cùng tiếng vi vu của những rặng phi lao, tạo nên một thanh âm đặc sắc, bay bổng, nhẹ nhàng, thoải mái vô cùng.
Tại bãi biển phù sa Thừa Đức, sau khi tắm biển phù sa, du khách có thể thỏa thích chọn lựa thưởng thức các món đặc sản biển như: Cá, mực, tôm, cua, nghêu, sò... và độc đáo nhất là món bánh xèo xứ biển. Chiếc bánh xèo ở đây được chiên lớn, giòn, mùi thơm béo ngậy.
Ngồi bên mâm bánh xèo phong phú các loại rau ăn kèm, với nước chấm tỏi ớt chua, ngọt có pha những sợi rối trắng, đỏ được chế biến từ củ cải trắng, đỏ hấp dẫn vô cùng. Hay mùi thơm tỏa ra từ những chiếc bánh xèo đang chiên, chưa ăn mà cảm thấy ngon hết sẩy. Những năm gần đây, bánh xèo tại bãi biển Thừa Đức gần như đã trở thành “thương hiệu” và hầu như ai đến nơi đây ít, nhiều cũng một lần thưởng thức món bánh xèo xứ biển.
Thưởng thức xong món bánh xèo hay các món đặc sản biển, du khách có thể tiếp tục ngã lưng trên những cánh võng được mắc trong các dãy nhà nối dài. Hay du khách tự mắc võng dưới hàng dương xanh mát, để tận hưởng không khí trong lành của biển phù sa trên đất xứ dừa.
Tuy là bãi biển phù sa, nhưng nơi dây vào các dịp lễ hàng ngàn du khách từ các nơi đổ về để vui chơi, tắm biển đông nghẹt. Bãi biển đã được xây dựng bờ kè bê tông, tương lai nơi đây sẽ tạo ra không gian sinh thái xứ biển lý tưởng, thích hợp nghỉ ngơi, an dưỡng, nhất là cho người cao tuổi.
Đường đến Bình Đại hai bên đường du khách ngắm nhìn cảnh thiên nhiên, sẽ mãn nhãn với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn hay chín vàng, xen lẫn với những hàng dừa xanh thẳng lối và những liếp, những mô dừa xanh đang vươn mình bên đồng ruộng lúa.
Du khách sẽ bắt gặp mô hình nuôi tôm công nghiệp tại các xã ven hai bên đường…. Ngoài các sản phẩm về biển thông thường như: cá, tôm, cua, mực, nghêu…; vùng này còn có rừng ngập mặn, có nhiều cây chà là mọc, nên cũng có lắm đuông chà là.
Đây là sản vật thiên nhiên rất độc đáo, người dân nơi đây đã khai thác, chế biến làm nhiều món nhâm nhi trong các quán. Hay ở đây, còn có đặc sản con rươi dùng để làm nước nắm rất đặc biệt.
Bình Đại chưa có nhiều điểm đến du lịch, nhưng trung tâm thị trấn Bình Đại lại có nhiều cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi hơn so với các huyện khác của tỉnh Bến Tre.
Có thể nói cơ sở lưu trú ở đây không thua gì các khách sạn tại thành phố Bến Tre. Vì thế, du khách có thể chọn nghỉ qua đêm tại vùng đất biển yên ả này, thưởng thức đặc sản biển thỏa thích, cũng như mua sắm quà lưu niệm nhân chuyến hành trình khám phá đất biển trên ba dãy cù lao xứ dừa Bến Tre.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét